Liên kết đào tạo, đào tạo mầm non, tuyển sinh trung cấp mầm non, tuyển sinh cao học tại Hải Phòng, đào tạo cao học tại Hải Phòng


Đào Tạo


Tuyển sinh lớp Lãnh đạo cấp phòng chứng chỉ nghiệp vụ SP Chuẩn chức danh giáo dục nghề nghiệp Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nội Dung Tin

Bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy hay tại chức

Dân Trí Trao đổi với báo chí về dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi chiều ngày 24/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, sắp tới, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo hệ chính quy sẽ giống như hệ tại chức.


Bà Nguyễn Kim Phụng (giữa) - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT.

Theo dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi mới, hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại trên cơ sở cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra của 2 hình thức đào tạo.

Bà Nguyễn Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, Dự thảo Luật Giáo dục đại học mới đã đưa ra 2 hình thức là tập trung và không tập trung nhằm đề cập đến hình thức đào tạo như thế nào, đối tượng nào thì đào tạo theo hình thức tập trung; đối tượng nào thì đạo tạo theo hình thức không tập trung.

Bên cạnh đó, đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo tại chức là đào tạo theo hình thức không tập trung. Tuy nhiên, tập trung hay không tập trung đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn. Do đó, hình thức đào tạo sẽ không được ghi trên văn bằng ĐH.

"Bộ GD-ĐT hy vọng các cơ sở sở đào tạo khi quan tâm chất lượng đào tạo của cơ sở mình thì phải cẩn thận khi cấp văn bằng. Tất cả văn bằng khi cấp ra thì phải đạt chuẩn vì không phân biệt văn bằng tại chức hay chính quy nữa. Đây sẽ là sự khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo của trường" - bà Phụng nhấn mạnh.

Trước những lo ngại liên quan tới những tiêu cực có thể phát sinh khi văn bằng đào tạo chính quy và tại chức như nhau, bà Phụng cho hay, một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên sẽ không đồng ý và đấu tranh vì bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng, theo bà Phụng, sắp tới kiểm định chương trình đào tạo sẽ được sẽ được đẩy mạnh. Kiểm định chương trình sẽ gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và cấp bằng cho chương trình đó.

Hồng Hạnh

Đã Xem: 751

Keywords: Hệ chính quy, hệ tại chức, hệ vừa làm - vừa học, Luật Giáo dục Đại học

Bạn nên xem thêm