Đang Online :36
Hôm Nay :64
Hôm Qua :618
Tổng Truy Cập :585195
Thành ngữ - tục ngữ vốn là những câu nói rất quen thuộc được nhiều người trong chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều câu đã bị "tam sao thất bản" qua thời gian, và lâu dần chúng ta đã quen miệng dùng mà không hề hay biết.
1) Câu gốc đúng là: “Ướt như chuột lội” chỉ một người bị ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người’ giống hình ảnh một con chuột lội từ dưới nước lên.
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người nói sai là “Ướt như chuột lột” làm gì có chuột lột mà chỉ có rắn lột thôi!
2) Câu gốc đúng là: “Bầu dục chấm mắm cáy”; Bầu dục là một món ăn ngon, nhưng lại chấm mắm cáy, một thứ nước chấm “xoàng”, chỉ sự kết hợp không hài hòa, bất cân xứng.
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người nói sai là: “Dùi đục chấm mắm cáy”. Dùi đục là công cụ nghề mộc, không ăn được, do vậy nó Dùi đục chấm mắm cáy là không có ý nghĩa.
3) Câu gốc đúng là: “Chân đăm đá chân chiêu”, chỉ dáng điệu say xỉn, tất tưởi, đi đứng không ngay ngắn. Thành ngữ này sử dụng thủ pháp đối: “chiêu” có nghĩa là bên trái, còn “đăm” có nghĩa là bên phải.
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người nói sai là: “Chân nam đá chân chiêu”. Làm gì có chân nam!
4) Câu gốc đúng là: “Dâu ông nọ chăn tằm bà kia”, câu nói ý chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc người khác để làm lợi cho mình, lấy lá dâu của người khác để nuôi tằm nhà mình!
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người nói sai là: “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Câu này hàm ý chỉ sự nhầm lẫn, không hợp lý; nghĩa câu này không sai, nhưng so với gốc thì hoàn toàn khác nhau!
5) Câu gốc đúng là: “Ra môn ra khoai”, nghĩa là làm cho rõ ràng, không lẫn lộn, giống như phải làm rõ khoai môn với khoai sọ
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người nói sai là: “Ra ngô ra khoai”, ngô và khoai là 2 loại hoàn toàn khác biệt nhau, không thể nhầm lẫn, nên không cần phân biệt.
6) Câu gốc đúng là: “Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm” ý rằng không có ai quản thì dễ sinh trò phá phách, hư hỏng
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người nói sai là: “Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm/ Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm”, gà đến tuổi thì mọc lông, mọc cánh chứ không thể mọc đuôi khi chủ vắng nhà được.
7) Câu gốc đúng là: “Xa chạy cao bay” hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kỹ, khó có thể tìm thấy ngay lập tức.
Tuy nhiên hiện nay đa phần mọi người nói sai là: “Cao chạy xa bay” đây là thành ngữ sử dụng sai rất nhiều, bay xa thì có lý nhưng ai có thể chạy cao!
Bạn xem mình nói sai bao nhiêu câu nhỉ?
Đã Xem: 407
Keywords: Thành ngữ, tục ngữ, quen dùng, nhưng hay sai
Đang Online :36
Hôm Nay :64
Hôm Qua :618
Tổng Truy Cập :585195
HỌC ĐỂ BIẾT, HỌC ĐỂ LÀM, HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH, HỌC ĐỂ CÙNG CHUNG SỐNG!
|