Liên kết đào tạo, đào tạo mầm non, tuyển sinh trung cấp mầm non, tuyển sinh cao học tại Hải Phòng, đào tạo cao học tại Hải Phòng


Đào Tạo


tuyển sinh đại học trực tuyến Tuyển sinh lớp Lãnh đạo cấp phòng chứng chỉ nghiệp vụ SP Chuẩn chức danh giáo dục nghề nghiệp Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nội Dung Tin

Chỉ giảm, không bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp

Sau khi Thông tư 08 ra đời, nhiều người, kể cả một số tờ báo cho rằng, quy định mới bãi bỏ hoàn toàn các chứng chỉ. Thực tế, không phải như thế.

Ngày 14.4.2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Thông tư có hiệu lực từ ngày 30.5.2023. Sau khi Thông tư 08 ra đời, nhiều người, kể cả một số tờ báo cho rằng, quy định mới bãi bỏ hoàn toàn các chứng chỉ. Thực tế, không phải như thế.

Từ ba chứng chỉ còn một

Tại thời điểm ban hành chùm thông tư (năm 2021), giáo viên mỗi cấp học phải có 3 chứng chỉ tương ứng với 3 hạng chức danh nghề nghiệp. Quy định này căn cứ Nghị định 101 năm 2017 của Chính phủ.

Tuy nhiên, cuối năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89 sửa đổi, bổ sung của Nghị định 101 điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành, theo đó, mỗi chuyên ngành có một chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần.

Vì vậy, tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Chỉ quy định một chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên, mỗi cấp học chỉ có một chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Điều này có nghĩa, giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30.6.2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Khi bổ nhiệm, chuyển xếp chức danh nghề nghiệp, giáo viên tương ứng theo quy định tại chùm thông tư và khi chuyển chức danh nghề nghiệp thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Nói ngắn gọn, quy định mới nhất của Bộ GD&ĐT đã giảm từ ba chứng chỉ chức danh nghề nghiệp xuống còn một, không phải hoàn toàn bãi bỏ chứng chỉ.

Ths Hoàng Xuân Tửu

Mở các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN cho giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT theo thông tư 08/2023/TT-BGDĐT

Nhằm giúp các thày, cô giáo có đủ điều kiện để xét nâng hạng theo quy định; Viện Nghiên cứu sư phạm -Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 mở lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT

1) Đối tượng bồi dưỡng: Giáo viên các Trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT trong cả nước có nhu cầu.

2) Chương trình, thời gian bồi dưỡng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3) Hình thức tổ chức học tập: Trực tuyến

4) Lịch khai giảng: Liên tục hàng tháng

5) Hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký bồi dưỡng (theo mẫu)   TẢI MẪU TẠI ĐÂY

+ Bằng tốt nghiệp cao nhất (công chứng)

+ Chứng minh thư/căn cước công dân (công chứng)

+ 02 ảnh 3*4 (để trong phong bì, ghi rõ họ tên, ngày sinh, số CMT/CCCD sau ảnh)

6) Học phí toàn khóa học: Theo quy định của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (không phát sinh chi phí nào khác)

7) Cấp chứng chỉ /chứng nhận: Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 0912.241.605 - 0372.230.620

 

⇒ HỌC VIÊN TẢI TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CDNN TẠI ĐÂY:

1- Tài liệu Mầm non

2- Tài liệu Tiểu học

3- Tài liệu THCS

4- Tài liệu THPT

 

 

 

 

 

 

 

Đã Xem: 283

Keywords: Chỉ giảm, không cắt bỏ, chứng chỉ, chuẩn CDNN, giáo viên, THCS, THPT, Tiểu học, Mầm non

Bạn nên xem thêm