Liên kết đào tạo, đào tạo mầm non, tuyển sinh trung cấp mầm non, tuyển sinh cao học tại Hải Phòng, đào tạo cao học tại Hải Phòng


Đào Tạo


Tuyển sinh lớp Lãnh đạo cấp phòng chứng chỉ nghiệp vụ SP Chuẩn chức danh giáo dục nghề nghiệp Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nội Dung Tin

Thi tuyển viên chức có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Hiện nay, nhiều người đi thi tuyển viên chức không hiểu cặn kẽ về việc có cần có chứng chỉ Ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ thi tuyển không? TRANG ANH EDU xin chia sẻ thông tin quy định của pháp luật để mọi người hiểu đúng về quy định này.

Căn cứ Nghị định 115/2020/NĐ-CP, ngày 25 tháng 9 năm 2020  của chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thành lập theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Nghị định số 85/2023/NĐ-CP, ngày 07 tháng 12 năm 2023 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 115/2020/nđ-cp ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Nội dung liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ khi thi tuyển viên chức như sau:

Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi

Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng thi như sau:

1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung bằng hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính. Nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau:

a) Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.

Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì được miễn thi Phần I.

b) Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm bằng một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc lựa chọn 01 ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.

Đối với vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm thì không phải tổ chức thi Phần II.

c) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết.

Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.

c) Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.

d) Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm.

đ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại khoản này.

3. Trường hợp tổ chức thi ngoại ngữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ; nếu đạt kết quả thì được coi là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ.

Miễn phần thi ngoại ngữ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau:

a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

b) Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.

c) Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

d) Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

 

Như vậy, theo quy định hiện hành về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm được hiểu như sau:

Hội đồng tuyển dụng kiểm tra yêu cầu đáp ứng về ngoại ngữ theo thông tin người dự tuyển kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển. Nếu có 1 trong các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi với Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được sử dụng thay thế. Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu vị trí tuyển dụng. 

1) Có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển (không phải thi ngoại ngữ)

2) Nếu không có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển (phải thi ngoại ngữ).

Theo tôi, người dự tuyển thi viên chức nên chủ động đi thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm, để hoàn thiện hồ sơ thi tuyển viên chức (có lẽ đây là lựa chọn tối ưu nhất cho người đi dự thi tuyển viên chức và cũng là mong muốn của các nhà tuyển dụng để Hội đồng tuyển dụng giảm bớt được phần tổ chức thi sát hạch ngoại ngữ)

ThS. Hoàng Xuân Tửu

 

Để giúp cho người dự định thi tuyển viên chức, có chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp vị trí việc làm, để hoàn thiện hồ sơ thi tuyển viên chức. TRANG ANH EDU phôi hợp tuyển sinh lớp ôn và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh chuẩn Châu Âu (CEFR) thông tin chi tiết như sau:

 

Thông báo tổ chức ôn luyện, khảo thí chứng chỉ tiếng anh 6 bậc khung tham chiếu châu âu (CEFR)

Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR;

Căn cứ Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục thường xuyên về Tiếng Anh thực hành thiết kế dựa trên khung trình độ chung Châu Âu (CEFR);

Căn cứ Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;

Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ thư chấp thuận của Học viện Bright online LLC (Hoa Kỳ) ngày 10 tháng 06 năm 2020 ủy thác Viện Khoa học Quản lý Giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam (IEMS) là đơn vị đại diện độc quyền ôn luyện khảo thí trực tuyến tại Việt Nam. Viện Khoa học Quản lý Giáo dục trân trọng thông báo việc tổ chức ôn và thi năm 2024 cụ thể như sau:

I. Đối tượng tuyển sinh ôn và thi:

a) Học sinh, sinh viên các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học

b) Du học, Du lịch, Định cư khối Châu Âu...;

c) Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Công an, Bộ đội, Hải Quan, Thuế, Ngân Hàng, Kho Bạc, Y tế, Giáo viên, Công chức hành chính,…)

II. Các trình độ được tổ chức thi: A2, B1, B2, C1, C2 (Tương đương Bậc 2, 3, 4, 5, 6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam)

III. Lịch thi năm 2024:

IV. Đơn vị cấp chứng chỉ: Học viện Bright online LLC (Hoa Kỳ)

V. Hậu kiểm: Để xác nhận kết quả thi, xin vui lòng liên hệ thông tin hướng dẫn tại website: https://iems.edu.vn tại mục Học viên/Tra cứu điểm thi.

Hoặc tra tại website Học viện Bright online LLC (Hoa Kỳ)https://brightlearning.co/

VI. Hồ sơ đăng ký:

+ Phiếu đăng ký dự thi cấp chứng chỉ (theo mẫu gửi kèm gồm liên 1 + Liên 2);

+ 03 ảnh 3x4cm (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh)

+ Bản sao Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu và bản gốc để đối chiếu.

Lưu ý: Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu không mờ, tẩy xóa, ép dẻo, làm biến dạng sẽ bị trả lại hồ sơ.

Tải mẫu phiếu đăng kýTẠI ĐÂY

VII. Hình thức học: Kết hợp trực tiếp và online vào các buổi tối

IIX. Hình thức thiTrực tuyến

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 0912.241.605 - 0372.230.620

MẪU CHỨNG CHỈ

-----------------------------------

#chung chi, #tieng anh, #khung chau au, #chung chi A2, # chung chi B1, #chung chi C1, #chung chi C2 #Viện khoa học Quản lý giáo dục, #Trang Anh Edu, # Trang Anh Training Educaiton 

 

 

 

Đã Xem: 1243

Keywords: Chứng chỉ ngoại ngữ, công chức, viên chức, thi viên chức, thi công chức

Bạn nên xem thêm